Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều – Bóc vỏ lụa thủ công (Bóc tay)

Bóc vỏ lụa là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình chế biến hạt điều. Bóc vỏ lụa là công đoạn yêu cầu về kỹ thuật cao nhằm thu được lượng nhân đạt hiệu quả cao nhất.

Nhân điều sau khi tách vỏ cứng bên ngoài thì vẫn còn một lớp vỏ lụa mỏng màu nâu bao bọc quanh nhân bên ngoài. Để thu được nhân trắng sạch vỏ lụa và lớp vỏ lụa bên ngoài riêng cần phải trải qua quá trình bóc vỏ lụa (lột vỏ lụa).

Yêu cầu kỹ thuật

Nhân điều (còn vỏ lụa) sau khi đã sấy đạt yêu cầu sẽ được chuyển qua bộ phận bóc vỏ lụa để lột vỏ lụa và lấy nhân. Quá trình bóc vỏ lụa được xem là đạt yêu cầu khi đảm bảo các tiêu chí sau:

- Nhân điều phải sạch lớp vỏ lụa, trên bề mặt nhân không được sót vỏ lụa.

- Nhân điều phải nguyên vẹn, không được bể vỡ và cạo gọt nhân vượt quá mức cho phép.

Các phương pháp bóc vỏ lụa

Có hai phương pháp bóc vỏ lụa phổ biến hiện nay là bóc vỏ lụa thủ công và bóc vỏ lụa bằng máy.

Bóc vỏ lụa thủ công (Bóc tay)

Bóc vỏ lụa thủ công là phương pháp sử dụng tay hoặc dao cạo thô sơ để bóc lớp vỏ lụa bên ngoài hạt điều. Phương pháp này đòi hỏi người lột vỏ lụa phải tỷ mỹ và khéo léo, tránh để dao lạm vào nhân điều, làm vỏ điều bị gọt hoặc bị bể.

Kỹ thuật bóc:

Bóc vỏ lụa thủ công phụ thuộc nhiều vào sự cần mẫn và khéo tay của công nhân vì vậy ngay từ buổi đầu người công nhân cần được hướng dẫn cẩn thận các thao tác: tay cầm nhân, tay cầm dao bóc, trình tự bắt đầu lột vỏ lụa từ vị trí nào trên nhân, sự hỗ trợ của dao bóc,...càng kỹ bao nhiêu thì về sau năng suất và chất lượng sản phẩm bóc ra càng ổn định và cao bấy nhiêu.

Ưu điểm của bóc vỏ lụa thủ công:

- Bóc vỏ lụa thủ công không cần đầu tư máy móc và trang thiết bị nên chi phí đầu tư thấp, chủ yếu cần bàn bóc và dao cạo là có thể thực hiện được.

- Bóc thủ công còn có một ưu điểm khác là bóc được những hạt có vỏ lụa bị xát, khó tróc lụa mà các máy bóc lụa không thể làm được.

Nhược điểm của bóc vỏ lụa thủ công:

- Năng suất lao động thấp, trung bình một người một ngày chỉ bóc được khoảng 7 đến 10 kg nên cần nhiều lao động, khó mở rộng quy mô sản xuất.

- Tỷ lệ hao hụt cao, tỷ lệ vỡ không đồng đều phụ thuộc vào tay nghề của người công nhân.

Hiện nay, bóc vỏ lụa thủ công ít phổ biến, chủ yếu vẫn còn tồn tại ở các quốc gia có công nghệ chưa phát triển. Tuy nhiên, khâu bóc vỏ lụa thủ công vẫn cần thiết để xử lý hàng sót lụa (hàng nhích) vì máy bóc lụa không thể làm được việc này.

Nguồn: Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp

Xem thêm: Bóc Vỏ Lụa Trong Chế Biến Hạt Điều - Bóc Vỏ Lụa Cơ Giới (Bóc Vỏ Lụa Bằng Máy)

Xem thêm: Bóc vỏ lụa trong chế biến hạt điều – Bóc vỏ lụa thủ công (Bóc tay)

Trồng Cây Điều: Chọn Nơi Đặt Vườn Điều

Quá Trình Phát Triển Của Ngành Điều Việt Nam Giai Đoạn 1988 - 2015

Tiêu Chuẩn Nhân Điều Thành Phẩm | Yêu Cầu Chung, Chất Lượng Và Phân Loại

Bệnh Hại Điều - Đốm Lá Và Móc Bồ Hóng

Xử Lý Hạt Điều Bằng Hơi Nước - Phương Pháp Hấp (Steam Roasting)

Phương pháp chế biến dịch ép trái điều đục (Cloudy juice) Sâu hại điều – Sâu đục thân và rễ (xén tóc)

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ dùng máy (chẻ máy)

Hình thái học của hoa điều – Sự thụ phấn và đậu quả của cây điều

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ cơ giới kết hợp thủ công (Chẻ tay) Sấy hạt điều – Lò sấy sử dụng công nghệ sấy tuần hoàn cưỡng bức Đặc trưng hóa lý của dịch trái điều. Phương pháp chế biến dịch ép trái điều trong Cách ăn hạt điều ngon nhất – Làm sữa, nấu xôi, chè hạt điều, làm nguyên liệu cho các món ăn khác

Những thách thức khi khai thác lợi ích của trái điều

Cắt bóc vỏ trong chế biến hạt điều – Bóc cắt vỏ thủ công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *