Câu cấu có màu xanh mạ non, hàm rất khỏe và đôi mắt lòi ra. Loài sâu này rất năng động, chúng thường ẩn nấp dưới lá. Nếu thấy động chúng rơi xuống đất giả chết. Câu cấu dài 16mm, ngang 6mm. Chúng thường tập trung cắn phá lá điều non, bắt đầu từ bên ngoài tiến gần đến gân lá. Khi thành dịch chúng có thể ăn trọi hết lá chỉ còn trơ lại cành.
Một loài khác cũng thuộc loại câu cấu Myllocerus discolor B., cũng gây hư hại nghiêm trọng những lá điều non, đặc biệt là ở các vườn ươm cây con và những vườn điều non.
Phòng trừ:
Khi sâu còn ít có thể dùng vợt lưới để bắt giết. Khi sâu đã quá nhiều thì phải phun xịt thuốc trừ sâu Quinalphos 0.05% hoặc Endosulfan 0.05% một đến hai lần.
Trên đây trình bày một số loại sâu hại chính yếu (bọ xít muỗi, sâu đục thân và rễ) và thứ yếu gây tác hại nghiêm trọng làm thất thu sản lượng của cây điều một cách đáng kể. Việc phòng chống cho mỗi loại sâu hại bằng phương pháp hóa học (thuốc diệt sâu) đúng lúc đã được xem là có kết quả và đã hạn chế được tổn thất lớn về kinh tế do sâu hại gây ra. Tuy nhiên, sẽ là hợp lý và đỡ tốn kém hơn nhiều nếu chọn lựa được biện pháp phòng vệ cho cây trồng chống lại được cùng lúc nhiều loại sâu hại khác nhau vào những thời điểm nhất định. Theo hướng này Ramadevi M., Radhakrishna Murthy Purcha (1983) đã đề xuất phun xịt thuốc diệt sâu 2 tới 3 lần trong thời gian của mỗi giai đoạn sinh trưởng, trổ bông và đậu quả của cây điều sẽ bảo vệ cây chống lại sự tấn công gây bệnh của tất cả các loại sâu hại chính và thứ yếu. Phun Monocrotophos 0.05% và Carbaryl 0.15%, 30 - 40 ngày trong thời gian diễn ra mùa vụ đã được chứng minh là có kết quả.
Ngoài phòng trừ hóa học cũng cần quan tâm (khi có điều kiện) ứng dụng phòng chống sâu hại cây điều bằng biện pháp sinh học (thiên địch), chẳng hạn như đối với bọ xít muỗi người ta đã xác định được 5 loại thiên địch là Sycanus collaris, Sphedanolestis signatus, Irantha armipes, Occamustypicus và Endochus inoratus sẽ rất có lợi cả về mặt kỹ thuật và kinh tế.
Nguồn: Sâu hại điều
Xem thêm:
Sâu Hại Điều - Tổng Quan Các Loại Sâu Bệnh
Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)
Sâu hại điều – Sâu đục thân và rễ (xén tóc)
Sâu hại điều – Sâu đục lá (sâu ăn lá) và Sâu bao
Sâu hại điều – Sâu kết lá và hoa, Bọ phấn đục nõn
Sâu hại điều – Sâu róm đỏ ăn lá (hay còn gọi tên là sâu bướm làm rụng lá)
Xem thêm: Sâu hại điều – Câu cấu ăn lá (Hypomeces sp.)Hộp Quà Tình Thân Pagacas - Combo Quà Tặng
TIÊU CHUẨN HẠT ĐIỀU ASEAN | Định Nghĩa Và Quy Định Về Kích Cỡ
Lá Điều, Rễ, Vỏ Thân Cây Và Nhựa Thân Cây Điều
Loại Hàng Và Thông Số Kỹ Thuật Của Hạt Điều
Vỏ Điều, Dầu Vỏ Điều Và Than Vỏ Điều
Bệnh hại điều – Thối cổ rễ và váng hồng Quy trình sản xuất hạt điều nhân trắngSâu hại điều – Sâu kết lá và hoa, Bọ phấn đục nõn
Những điều kiện tự nhiên ở Việt Nam thỏa mãn điều kiện về sinh thái của cây điều
Sâu hại điều – Sâu đục lá (sâu ăn lá) và Sâu bao Nhân giống điều bằng phương pháp vô tính – Ghép cành Bệnh hại điều – Thối cụm hoa và thán thư Quá Trình Phát Triển Của Ngành Điều Việt Nam Giai Đoạn 2016 đến nay